Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Hướng dẫn làm Dưa giá giòn ngon - muối nhanh mà dễ

Dưa giá có màu trắng ngần của giá đỗ, màu xanh của hành và màu đỏ của cà rốt; lại thêm vị giòn mát, hơi chua chua nên sẽ rất hợp với không khí của ngày Tết.

Dua gia
Món dưa giá ngon mắt, nhanh chua mà tớ muốn giới thiệu đây ^^
1.    Nguyên liệu:
  • Giá: 300gr
  • Cà rốt: 1 củ nhỏ ( nửa củ to) ( có thể k cho nhưng cho vào thì sẽ làm cho món giá them đẹp mắt :D)
  • Hẹ: cái này tùy thuộc vào thích ăn nhiều hay ăn ít
  • 1 củ gừng, 3 quả ớt ( nếu sợ cay thì bớt ớt đi nhé ;) )
2.    Cách làm:
  • Rửa sạch giá để ráo nước
  • Gọt rồi thái cà rốt thành sợi dài bằng giá
  • Hẹ cũng rửa sạch thái dài bằng giá
  • Gừng gọt vỏ (có một mẹo nhỏ là để nguyên vỏ gừng thì ăn gừng sẽ k bị nóng đâu nhé cả nhà. Vì vậy nếu sợ ăn gừng nóng cả nhà có thể rửa sạch để nguyên vỏ gừng) rồi thái sợi như là thái cà rốt
  • Ớt thì dùng kéo cắt sợi dài bằng giá ( Cả nhà cẩn thận k là ớt cay có thể vào tay rất rát đấy :-s)
Chuẩn bị các nguyên liệu rồi trộn đều lên nhé :)
Chuẩn bị các nguyên liệu rồi trộn đều lên nhé :)
  • Sau đó trộn đều tất cả các nguyên liệu ở trên lên ^^ rồi cho vào một cái hộp và đổ ngập dung dịch nước pha: muối, đường với tỉ lệ 3:2
Cho dưa giá vào một cái hộp rồi cất vào tủ lạnh :)
Cho dưa giá vào một cái hộp rồi cất vào tủ lạnh :)
  • Đậy nắp và chờ khoảng 1 ngày là có thể ăn được ngay rồi :D Nếu sợ chua nhanh thì có thể cho vào tủ lạnh hoặc sau khi chua cả nhà cất luôn vào tủ lạnh để hạn chế việc bị chua nhanh của dưa ^^
Dua gia
Nhìn đĩa dưa giá ngon mắt hấp dẫn chưa này ^^
Hi vọng với món dưa giá này, dù trời lạnh nhưng cả nhà cũng sẽ k phải mất quá nhiều thời gian để có được một món gia vị ăn kèm nhé. Vì dưa giá nhanh chua nên mỗi lần làm tớ chỉ làm ít để ăn vài bữa là hết, k nên để lâu quá nhé cả nhà ;)… Chúc cả nhà ngon miệng :D

Cách làm tôm khô củ kiệu cho ngày Tết

Tôm khô củ kiệu có hương vị mặn đậm đà của tôm khô quyện lẫn cái chua ngọt, thơm giòn của kiệu chua sẽ cực kì hấp dẫn, nhất là với các đấng mày râu.
Những ngày Tết bận rộn, tôm khô củ kiệu sẽ là món lai rai của gia đình cùng bạn bè, tuy đơn giản nhưng vẫn đủ vị. Đây sẽ là một món nhậu vô cũng đơn giản, nhanh gọn mà lại hấp dẫn dành cho ngày Tết!
Cách làm tôm khô củ kiệu thơm ngon hấp dẫn ăn là ghiền cho ngày Tết lai rai cùng gia đình phần 1

Nguyên liệu làm tôm khô củ kiệu

  • Tôm khô
  • Củ kiệu ngâm chua
  • Trứng bắc thảo (Lượng nguyên liệu tùy thuộc thích ăn món nào nhiều mà thêm vào thôi nhé)
Cách làm tôm khô củ kiệu thơm ngon hấp dẫn ăn là ghiền cho ngày Tết lai rai cùng gia đình phần 2

Cách làm tôm khô củ kiệu

  • Tôm khô rửa qua nước (nếu muốn nhanh thì rửa với nước ấm), vớt ráo. Cho nước giấm đường ngâm củ kiệu vào vừa ngậm tôm khô, ngâm tôm cho mềm vừa, vớt ra.
Cách làm tôm khô củ kiệu thơm ngon hấp dẫn ăn là ghiền cho ngày Tết lai rai cùng gia đình phần 3
  • 2 trứng bắc thảo bỏ vỏ trấu, rửa sạch, cho vào nước, luộc 12-15 phút cho trứng được chắc. Lột vỏ, chẻ múi cau.
Cách làm tôm khô củ kiệu thơm ngon hấp dẫn ăn là ghiền cho ngày Tết lai rai cùng gia đình phần 4
  • Xếp tôm khô, củ kiệu, trứng bắc thảo ra đĩa. Hoặc trộn tôm khô và củ kiệu rồi xếp trứng bắc thảo xung quanh.
Cách làm tôm khô củ kiệu thơm ngon hấp dẫn ăn là ghiền cho ngày Tết lai rai cùng gia đình phần 5
Món tôm khô củ kiệu này nhắm với bia hay rượu rất tuyệt.
Cách làm tôm khô củ kiệu thơm ngon hấp dẫn ăn là ghiền cho ngày Tết lai rai cùng gia đình phần 6
Ngày Tết những nguyên liệu của món tôm khô củ kiệu này thường sẵn có trong nhà, khách đến chơi nhà chỉ cần chút ít thời gian là có ngay món đãi khách.

Cách nấu canh khổ qua ngày Tết mang lại may mắn cả năm

Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, đặc biệt là những dịp lễ tết với ý nghĩa sâu sắc là cầu mong những đau khổ, khó nhọc sẽ qua đi. 
Món canh khổ qua nhồi thịt là món canh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam với ý nghĩa những cái khổ của năm cũ sẽ qua đi và năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc hơn. Món canh khổ qua (canh mướp đắng) thêm khô mực giúp nhân thơm, nước canh ngọt, vị đặc biệt hơn.
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 1
Cùng xem và học cách nấu món canh khổ qua cho mâm cỗ Tết truyền thống của gia đình bạn nhé!

Nguyên liệu làm canh khổ qua nhồi thịt

  • 1 kg khổ qua (mướp đắng)
  • 300g thịt nạc dăm xay
  • 200g cá thác lác
  • 3 con khô mực nhỏ (20g)
  • Hành lá
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 2

Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt

  • Khổ qua xẻ dọc, múc bỏ ruột, hạt, rửa sạch.
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 3
  • Khô mực nướng cho vàng thơm rồi rửa sạch, cắt nhuyễn.
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 4
  • Thịt, cá thác lác, khô mực, 3 muỗng canh đầu hành cắt nhuyễn, ½ muỗng canh nước mắm, ½ muỗng canh đường, 1 muỗng café bột ngọt, 1 muỗng café muối, ½ muỗng café tiêu.
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 5
  • Trộn đều, quết cá cho dẻo.
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 6
  • Đun sôi 1,5 lít nước, thêm 1 muỗng café muối, cho khổ qua vào nấu 3 phút cho khổ qua được chín, vớt ráo.
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 7
  • Cho lá hành vào nước, trụng, vớt liền. Giữ lại nước trụng khổ qua.
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 8
  • Nhồi thịt cá vào khổ qua.
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 9
  • Dùng hành lá cột ngang.
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 10
  • Phần nước trụng khổ qua đun sôi trở lại, cho khổ qua đã dồn vào, nấu 20 phút cho mềm, nêm thêm ½ muỗng canh nước mắm + ½ muỗng canh đường + ½ muỗng café bột ngọt.
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 11
  • Dọn canh khổ qua kèm chén nước mắm và ớt cắt khoanh nếu thích đậm đà.
Cách nấu canh khổ qua nhồi thịt thơm ngon hấp dẫn trong ngày Tết mang lại may mắn cả năm phần 12
Năm mới nấu canh khổ qua cầu mong một năm suôn sẻ bạn nhé!

Cách nấu thịt kho tàu thơm ngon cho ngày Tết

Thịt kho tàu là món ăn hấp dẫn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người dân miền Nam. Khi nói đến thịt kho tàu mọi người thương nhớ đến những miếng thịt ba chỉ vàng óng béo ngậy mềm mềm mà đậm đà khó quên.
Vậy làm sao để nấu được một món thịt kho tàu thơm ngon hấp dẫn nhất? Hãy cùng trải nghiệm với những bước làm đơn giản sau đây nhé !

mon ngon ngay Tet
Cách nấu thịt kho tàu thơm ngon cho ngày Tết.
Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món như: cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải muối chua. Có lẽ vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.

Nguyên liệu làm món thịt kho tàu

500g thịt bắp đùi (nên lựa thịt có da mỏng mới ngon và mau mềm)
10 quả trứng cút (hoặc trứng gà)
1 trái dừa tươi
Nước mắm ngon
Đường, muối, hạt tiêu
Hành củ

Cách làm thịt kho tàu

món kho
Quy trình làm thịt kho tàu thơm ngon đúng điệu.
Ướp thịt ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng với nước mắm ngon, đường, ít muối và hạt tiêu, hành, tỏi cho thịt thật thấm gia vị.
Đảo thịt cho thật săn lại rồi mới đổ nước dừa vào ngập thịt. Ban đầu vặn lửa lớn cho sôi và vớt bỏ bọt. Sau đó, vặn lửa liu riu để thịt mềm dần và nước dừa chuyển thành màu vàng cánh gián. Để nước thịt trong và đẹp, không nên đậy nắp trong khi nấu.
Khi thịt hơi mềm cho trứng cút (trứng gà hoặc trứng vịt) luộc chín, đã bóc vỏ vào kho chung. Trứng không nên bỏ vào sớm kho lâu sẽ bị chai cứng, đổi màu nâu không ngon.
Nêm nếm lại cho vừa ăn, thường nước thịt đã có vị ngọt tự nhiên của nước dừa nên chỉ thêm một tí nước mắm là nồi thịt đã đậm đà.

Mẹo nấu ăn

món kho
Cách làm món thịt kho tàu cho Tết Nguyên Đán 2014.
Nếu thịt kho tàu để dành ăn lâu thì đừng nên bỏ thêm hành (tỏi) vào kho.
Nếu nước dừa cạn thì châm thêm nước sôi vào. Không nên kho nhiều nước dừa, nồi thịt sẽ có màu quá sậm không đẹp.

Hướng dẫn làm bánh tét truyền thống




Nguyên liệu:
  • Phần vỏ bánh: 2kg nếp dẻo (không lộn gạo), 800 gr dừa khô, 2 muỗng cafê muối,3 xấp lá chuối hột, 1 bó dây lạt, 1 bó lá cẩm
  • Phần nhân bánh: 600gr đậu xanh cà, 200gr mỡ thịt, 5 tép hành lá, 5 muỗng cafê mỡ nước, ½ muỗng cafe muối

Cách làm nhân bánh:
Dừa khô vắt lấy 2 chén nước cốt và 4 chén nước giảo. Đậu xanh ngâm nở, đãi vỏ, nấu chín với nước giảo dừa, rồi đánh cho nhuyễn. Hành lá xắt nhuyễn. Mỡ thịt trần qua nước sôi, xắt sợi dài 10cm, vuông 1cmCho chảo lên bếp, chế vào 5 muỗng mỡ nước, mỡ vừa nóng cho hành lá vào, tiếp đến cho đậu xanh, muối vào, tất cả trộn đều khoảng 5 phút, nhắc xuống chia làm 30 phầnNắn 1 phần đậu xanh mỏng ra cho sợi mỡ vào giữa bao kín mỡ
  • Xào nếp: Lá cẩm nhặt lấy lá, rửa sạch, cho 2 chén nước lã vào, bắc lên bếp nấu đến khi còn khoảng 1 chén, lọc lấy nước lá cẩm, bỏ xác lá. Bắc chảo lên bếp, chế vào 1 chén nước lá cẩm và 2 chén nước cốt dừa nấu cạn bớt 1/3, còn lại khoảng 2 chén, cho nếp và 1,5 muỗng muối vào xào đến khi nếp ráo hơi có nhựa, nhắc xuống, chia làm 30 phần bằng số lượng nhân.

Gói bánh:
Lá chuối xé hình vuông 25cm, lá bọc ngoài. Lá nhỏ khoảng 15cm đặt phía trong. Lá bịt đầu cắt ngang 5cm, chiều dài 15cm. Tất cả đem phơi héo hoặc trụng qua nước sôi, lau sạch cắt bớt sống lá. Trải lá ngoài, lá phía trong đặt mặt phải đặt ngược chiều với lá ngoài. Cho nếp vào, dàn mỏng ra đều 4 cạnh, sau đó đặt nhân vào giữa. Gấp 2 mí lá ngoài lại với nhau, cuốn tròn, dùng dây lạt cột ở giữa. Tiếp đến bẻ 1đầu lá dằn xuống cho dẽ nếp, dùng kéo cắt bớt lá dư. Gấp đầu lá thành hình vuông, đặt hai miếng lá bịt đầu chéo nhau. Dùng dây lạt buộc lại cho chặt, đầu còn lại làm tương tự. Tiếp tục dùng dây lạt buộc giống đầu đòn bánh – tức buộc 2 đầu chéo nhau theo chiều dọc đòn bánh để giữ cho lá 2 đầu không bung ra. Dùng dây lạt buộc từ 6 đến 8 vòng ngang hay còn gọi là nứt bánh. Phần dây nứt bánh còn thừa xoắn cho dây cuộn lại.
Nấu bánh:
Đun nước thật sôi, xếp bánh vào hấp, đun lửa sôi liên tục, không đứt quãng. Đun khoảng 5 giờ cho bánh chín.

Mâm cỗ ngày tết miền Nam

Năm hết tết đến, người dân trên khắp mọi miền trên đất nước lại tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán trong tiết trời se lạnh. Những ngày cuối của năm âm lịch người người, nhà nhà lại bắt tay dọn dẹp nhà cửa, mua sắm để chuẩn bị chào đón năm mới.
Đối với người Việt thì mâm cỗ Tết từ lâu đã trở thành một yếu tố quan trọng trong ngày Tết cổ truyền và ở mỗi vùng miền có địa lý, thói quen ăn uống khác nhau nên mâm cỗ ngày Tết cũng có các món ăn, cách bày khác nhau. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu một số món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ của miền Nam nhé.
Cũng giống như phong tục của miền Bắc thì miền Nam cũng có các món ăn đặc trưng không thể thiếu ,mâm cỗ ngày tết luôn chuẩn bị kỹ lưỡng để mọi người cùng sum họp bên gia đình, cùng cảm nhận vị mặn, ngọt, chua, cay của từng món ăn góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa ẩm thực ngày Tết cổ truyền.
Vì vậy, các món ăn cổ truyền ở miền nam không chỉ đơn thuần là vấn đề ẩm thực mà còn thể hiện tính văn hóa đặc sắc với tất cả tấm lòng thành kính hướng về tổ tiên.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam

Bánh tét

Cũng như người miền Bắc có bánh chưng trong ngày Tết thì với người miền Nam có bánh tét, bánh tét tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời khác và không thể thiếu trong ngày Tết. Bánh tét có nhiều loại như: bánh tét mặn, bánh tét nhân thập cẩm, bánh tét ngọt, bánh tét chay không nhân.
Bánh tét thường được gói trước nửa tháng, bánh dùng để cúng tổ tiên trong ngày Tết ngoài ra còn được dùng làm quà biếu. Để có chiếc bánh tét ngon người ta sử dụng lá cẩm ngon, nếp mù u dẻo tròn. Trước khi gói đem gạo nếp vo sạch, để ráo nước rồi đem xào với nước cốt dừa và nước lá cẩm. Nhân bánh là các nguyên liệu gồm: chuối, đậu xanh, giò heo bắc thẻo, thịt, trứng , nấm…và được gói thành đòn dài rồi đem luộc đến khi chín. Khi bánh chín, bánh được cắt ra thành từng lát , mỗi lát có màu tím thẫm của chuối, màu trắng của mỡ, đỏ cam của trứng vịt muối, màu vàng của đậu. Bánh tét được ăn cùng thịt kho tàu, dưa cải, củ kiệu mang 1 hương vị riêng và hấp dẫn.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam – Bánh tét

Thịt kho

Một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết là món thịt kho hay còn gọi là thịt kho hột vịt hoặc thịt kho nước dừa và chỉ có ở miền Nam mới có cách nấu thịt kho ngon, hấp dẫn không ai sánh bằng. Thịt kho là thịt ba rọi thái miếng to cỡ 3 ngón tay ướp với các gia vị là nước mắm, đường, hành tỏi, ớt…Thịt được nấu sôi với nước dừa xiêm thì cho trứng đã luộc chín vào kho chung, ninh đến khi thịt mềm, nước trong nồi có màu cánh gián là được. Món thịt kho này được ăn kèm với cơm trắng và dưa giá sẽ thật là tuyệt
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam – Thịt kho

Canh khổ qua

Canh khổ qua cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Theo quan niệm của người miền Nam thì canh khổ qua là món ăn để mong ước sẽ qua đi sự cơ cực, không may mắn bắt đầu một năm mới tươi sáng. Món canh tuy hơi đắng nhưng lại là món ăn có tác dụng tốt cho cơ thể.
Canh khổ qua được nấu từ những trái khổ qua tươi, cạo bỏ ruột rồi nhồi thịt băm nhỏ vào bên trong, rồi dùng nước hầm xương để nấu canh khổ qua. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị đắng của khổ qua hòa lẫn với vị ngọt của thịt, nước cạnh hơi đắng nhưng lại là món ăn giúp bạn giải ngán khi ăn các món ăn nhiều đạm trong ngày tết.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam – Canh khổ qua

Bánh tráng cuốn

Trong mâm cỗ ngày tết còn một món ăn quen thuộc nữa là món bánh tráng cuốn. Những miếng bánh tráng trắng phau được làm từ gạo ngon đem ngâm rồi xay thành bột sau đó được tráng thành từng miếng dùng để cuốn với thức ăn. Bánh tráng được cuốn cùng thịt, cá nướng, tôm, lạc xưởng và các loại rau với món ăn này bạn sẽ ăn được nhiều mà không cảm thấy bị ngán.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam – Bánh tráng cuốn

Củ kiệu tôm khô

Thật là thiếu sót nếu không nhắc đến món củ kiệu tôm khô, món ăn tuy bình dị nhưng là món ăn không thể thiếu, luôn xuất hiện trên mâm cỗ ngày tết. Củ kiệu được làm sạch rồi đem phơi, sau đó cho củ kiệu vào lọ cứ 1 lớp củ kiệu thì cho 1 lớp đường cát trắng rồi đậy kín để kiệu tự chảy ra nước, khoảng 10 ngày là ăn được. Củ kiệu được ăn cùng với tôm khô sẽ tạo thành một món ăn rất ngon.
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam
Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Nam – Củ kiệu tôm khô